Báo Đồng Nai điện tử
En

Các nước Tiểu vùng sông Mekong thúc đẩy giao thương

09:11, 24/11/2013

Theo nhật báo Campuchia Mới ngày 23/11, các nước thuộc khu vực Tiểu vùng sông Mekong (GMS) đã nhất trí ủng hộ các biện pháp đẩy nhanh và mở rộng giao thông và thương mại xuyên biên giới theo các hiệp định song phương và ba bên trong khu vực GMS.

Theo nhật báo Campuchia Mới ngày 23/11, các nước thuộc khu vực Tiểu vùng sông Mekong (GMS) đã nhất trí ủng hộ các biện pháp đẩy nhanh và mở rộng giao thông và thương mại xuyên biên giới theo các hiệp định song phương và ba bên trong khu vực GMS.

Tại cuộc họp lần thứ 4 của Ủy ban hỗn hợp về Hiệp định vận tải quá cảnh (CBTA) của khu vực GMS tại thủ đô Nay Pyi Taw, Myanmar các Bộ trưởng của GMS đã thống nhất kế hoạch hành động trong 3 năm (2013-2016), ủng hộ việc thực hiện các biện pháp thông thoáng tạo thuận lợi cho vận chuyển thương mại.

Hiệp định tăng cường vận chuyển mới này đã được phê chuẩn từ năm 2003, là tài liệu quan trọng cho việc thúc đẩy tăng cường vận chuyển quá cảnh theo đường bộ, bao gồm cả việc thành lập mới các cửa khẩu nhập cảnh một lần và việc kiểm soát của hải quan tại các cửa khẩu.

Kế hoạch hành động này hướng tới việc triển khai nhanh các hiệp định tạo sự thông thoáng về giao thương giữa Trung Quốc với Myanmar, giữa Myanmar với Thái Lan và thực hiện hiệp định ba bên giữa Trung Quốc, Thái Lan và Lào và giữa Campuchia, Lào với Thái Lan. Kế hoạch cũng nhằm tăng cường mở cửa, tạo sự thông thoáng trong quá trình làm các thủ tục kiểm tra của hải quan đối với vận chuyển thương mại quá cảnh giữa các nước GMS.

Ông James Lynch, Trưởng Ban Hợp tác khu vực thuộc Vụ Đông Nam Á của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), cho rằng, thương mại, du lịch và đầu tư trong khu vực GMS đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, cũng như nâng cao đời sống của người dân trong khu vực GMS.

Các nước trong khu vực đã thống nhất cùng nhau thúc đẩy thực thi các giải pháp nhằm tạo sự thông thoáng trong vận chuyển thương mại tại các cửa khẩu biên giới, tiến tới trở thành những cửa ngõ về kinh tế của các nước. ADB là đối tác phát triển quan trọng của các nước GMS và đóng vai trò quan trọng trong Ủy ban hỗn hợp của GMS./.
(TTXVN)
Tin xem nhiều