Báo Đồng Nai điện tử
En

Đêm thơ Biên Hòa - đọng lại và mở ra

10:02, 18/02/2023

Hết Tết rồi! Đã trở lại công việc thường niên năm mới, nhưng hơi xuân vẫn còn, trà xuân vẫn đậm, không khí vui xuân vẫn còn vương vấn, không thể không nghĩ về hoạt động vui xuân Biên Hòa đã qua.

Hết Tết rồi! Đã trở lại công việc thường niên năm mi, nhưng hơi xuân vn còn, trà xuân vẫn đậm, không khí vui xuân vẫn còn vương vấn, không thể không nghĩ về hoạt động vui xuân Biên Hòa đã qua.

Nghi thức thả thơ trong đêm thơ Nguyên tiêu TP.Biên Hòa năm 2023. Ảnh: M.Ny
Nghi thức thả thơ trong đêm thơ Nguyên tiêu TP.Biên Hòa năm 2023. Ảnh: M.Ny

Bà con nói rằng, Tết Quý Mão năm nay, Biên Hòa bi thực” về văn hóa. Nói vậy cũng phải, vì năm nay Biên Hòa bung ra” nhiều hoạt động văn hóa liền mạch, mở rộng không gian, gia tăng thiết chế, phối hợp nhịp nhàng, có nhiều nét mới: Đường hoa Nguyễn Văn Trị, công viên văn hóa Dương Tử Giang, công viên Biên Hùng, Lễ hội Chùa Ông, Lễ tưởng niệm Nhạc sư Nguyễn Quang Đại, Liên hoan Đờn ca tài tử - bóng rỗi tỉnh Đồng Nai mở rộng 2023…

Đim mi “ưng cái bụng” nhất là có lẽ là ở công viên Biên Hùng. Từ trước Tết, công viên Biên Hùng rộn ràng, khẩn trương với các công trình: Dỡ bỏ tường rào, chỉnh trang mặt bằng, tôn tạo hoa viên nhằm mục tiêu thu hút, phục vụ nhu cầu đa dạng của công chúng. Trong những ngày Tết, nhiều hoạt động mới khiến người Biên Hòa đến công viên Biên Hùng với cảm xúc vui con mắt, mỏi cái chân, ngon cái miệng vì công viên Biên Hùng: trời trong, gió mát, cây xanh, rực rỡ cờ hoa, lung linh hoa đăng mặt hồ, người người đa sắc màu, máy ảnh, smartphone lấp lóe… Đặc bit, “Đêm thơ Nguyên tiêu Biên Hòa 2023” tạo ấn tượng, tạm gọi là “Đọng lại và mở ra”.

Đọng lại là vì, được UBND TP.Biên Hòa tổ chức tại công viên Biên Hùng chỉnh trang, trang trọng và rộng mở, nhằm tôn vinh giá trị thơ quần chúng nhân dân Biên Hòa - Đồng Nai; chương trình dễ thương từ lễ đài, khán giả tham dự, người biểu diễn, người dẫn chuyện, các tiết mục thơ nhạc, thả đèn thả thơ, vui chữ, vui thơ, thưởng thức nghệ thuật tò he, hương vị chè bưởi Biên Hòa… Cảm động là tiết mục Lê Thị Tuyết diễn ngâm bài thơ Quê hương của Giang Nam để tri ân và tưởng niệm nhà thơ cách mạng đã t bit cõi đời vào mồng 2 Tết Quỹ Mão. Thú vị là ca khúc mới được giới thiệu Tình em và biển do nhạc sĩ Ngc Trường ở TP.HCM tình cờ giao lưu, ph nhạc từ thơ của Thanh Thủy (một công chức ở Đồng Nai) do nhạc sĩ nhà giáo Võ Văn Lý  Trường đại học Đồng Nai hát. Thơ nhạc dễ bắt duyên, vượt không gian và thời gian, nối nhịp cầu cảm xúc để tạo tác phẩm thơ ca là vậy.

Đêm thơ kết thúc, tình thơ còn đọng lại ở người yêu thơ những cảm nghĩ thực tế đồng thời mở ra những suy nghĩ mong đợi.

Thơ là tiếng lòng của con người, cất lên từ cảm xúc của con người trong giao tiếp với thiên nhiên, đất nước, dân tộc, cộng đồng, xã hội và chính mình. Nhân loại biết làm thơ từ khi biết làm người. Cả thế giới đều có thơ. Ai cũng có quyền làm thơ và yêu thơ. Những thi nhân làm thơ đầu tiên của thơ ca đều là người lao động, sáng tác không chuyên, tạo dòng mạch thơ ca dân gian, thường là khuyết danh, lưu truyền bất tận, tạo dòng sữa mẹ cho các nhà thơ chuyên nghiệp; các nhà thơ chuyên nghiệp trung thực đều tự nhận mình là người học trò nhỏ của thơ ca dân gian. Đến khi xã hội phát triển, chuyên môn hóa mới xuất hiện các nhà thơ chuyên nghiệp, sau đó mới có các tổ chức hội đoàn, diễn đàn, ngày hội của các nhà thơ chuyên nghiệp.

Ở Việt Nam ta cũng vậy, thơ ca dân gian là dòng chảy ngọt ngào, đa dạng, phong phú, liền mạch, giàu sức sống; các nhà thơ lớn của dân tộc đều cho rằng mình lớn lên nhờ sữa mẹ dân gian, tiếng ru của mẹ, câu hát của bà, tuyệt phẩm khuyết danh. Bên cạnh thơ ca chuyên nghiệp, thơ ca của quần chúng nhân dân vẫn tuôn chảy cùng thời đại. Số lượng thi phẩm lưu truyền chắc chắn là nhiều hơn ấn phẩm xuất bản. Nhiều bài thơ hay không kém thơ đạt giải. Nhiều thi nhân có chức sắc công vụ, rất nhiều thi nhân bình dân, ẩn danh, nhưng rất chung tình với thơ ca.

Vậy mà, từ khi có ngày hội “Đêm thơ của đất nước”, thơ ca của quần chúng, thi nhân quần chúng thường ở ngoài các đêm thơ sang trọng, không dễ được giấy mời danh dự; được chung bàn với thi nhân chuyên nghiệp đã khó; được giới thiệu, tôn vinh, động viên càng khó.

Nói vậy để thấy chủ đề đêm thơ Biên Hòa gợi ra một vấn đề thực tế về thơ ca của quần chúng nhân dân. Trong chương trình có tiết mục dễ thương: Nhắc đến, tặng quà cho tác giả thơ được chn in trong tập thơ Nối nhịp tình thơ xuất bản năm 2014. Đó là tập thơ mỏng, được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai tuyển chọn 99 bài của 99 tác giả từ các câu lạc bộ thơ ca quần chúng nhằm động viên, tôn vinh thi nhân quần chúng, cũng làm tặng phẩm cho đêm thơ quần chúng năm 2014. Tiếc là, các tác giả trong tập thơ được mi nhưng ít dự để được tôn vinh.

Từ ấy đến nay, năm nào tỉnh cũng có đêm thơ Đồng Nai chính danh, thơ ca quần chúng ít được tham dự. Nhưng, dòng mạch thơ ca quần chúng vẫn tuôn chảy, các CLB ở nhiều nơi vẫn hoạt động bằng chính hơi thở của mình, nhiều thi nhân vẫn làm thơ bằng “cơm nhà, áo vợ”; những CLB Bình Đa, Long Khánh, Vĩnh Cửu, Vườn Xoài, Long Thành vẫn thường tổ chức các cuộc bình bình thơ, vui thơ, đêm thơ tràn đầy sinh khí. Nhưng lòng mong muốn được quan tâm, động viên bình đẳng như một thành tố của gia đình thơ ca Việt Nam thì vẫn là nỗi niềm cần được thấu hiểu và ứng xử công bằng.

Vậy nên, đêm thơ Nguyên tiêu Biên Hòa có thể xem là sự kiện đầu tiên một cơ quan quản lý nhà nước ch trì tổ chức dành cho thơ ca quần chúng nhân dân. Dân ta thường nghĩ và mong: “Có đầu tiên ắt có tiếp theo”. Nghe đâu, UBND TP.Biên Hòa đang có kế hoạch phối hợp cùng Báo Đồng Nai phát động cuộc thi sáng tác thơ quần chúng nhân dân về Đảng, Tổ quốc, dân tộc, quê hương đất nước và Biên Hòa - Đồng Nai 325 năm.

Đó là một cách mở ra. Vậy là vui rồi. Cùng đợi đấy!

Ong Mật

Tin xem nhiều