Báo Đồng Nai điện tử
En

Với người Việt Nam, nói đến sử dân tộc là thiêng liêng

10:06, 11/06/2022

Nhà sử học Dương Trung Quốc, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Xưa và Nay của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, có một số ý kiến về việc có thể môn Lịch sử thành môn tự chọn ở bậc học THPT trong năm học tới, việc này đang  bàn  tại  kỳ  họp Quốc hội. Chúng tôi xin lược ghi một số ý của ông.

Nhà sử học Dương Trung Quốc, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Xưa và Nay của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, có một số ý kiến về việc có thể môn Lịch sử thành môn tự chọn ở bậc học THPT trong năm học tới, việc này đang  bàn  tại  kỳ  họp Quốc hội. Chúng tôi xin lược ghi một số ý của ông.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt thân mật đoàn đại biểu Hội Khoa học lịch sử Việt Nam ngày 3-6
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt thân mật đoàn đại biểu Hội Khoa học lịch sử Việt Nam ngày 3-6

Có nhà biên soạn chương trình nói rằng, môn Lịch sử ở 4 năm THCS đã đủ kiến thức lịch sử cho các em, tôi nghĩ điều đó chưa đúng. Chính độ tuổi THPT mới là lứa tuổi nhận thức đúng đắn về lịch sử. Có thể ở một giai đoạn, thời điểm nào đó môn Quân sự, Giáo dục công dân… có vai trò nhưng tại sao không tích hợp các môn đó vào môn Lịch sử.

Một khía cạnh khác là tính hấp dẫn của môn Lịch sử trong nhà trường. Ở đây cần sự vận động nhiều phía, từ bên biên soạn chương trình, người truyền đạt cảm hứng - tức người dạy và cả gia đình các em. Một gia đình tôn trọng truyền thống, trang bị tài liệu, sách vở, phương tiện, định hướng nội dung sẽ khiến các em yêu dòng tộc, quê hương, đất nước của mình. Ở đây có vấn đề là thời lượng giảng dạy môn Lịch sử, chúng tôi chia sẻ và nhiều lần trao đổi với bên biên soạn, làm thế nào cung cấp cho các em kiến thức đủ và có hệ thống.

Mặt khác, vai trò người truyền đạt bộ môn rất quan trọng, đòi hỏi năng lực sáng tạo của người truyền đạt, tức thầy, cô giáo, người đứng trên bục giảng. Cũng nội dung đó, sách đó, tài liệu, chương trình đó nhưng người giảng hay, hấp dẫn, lôi cuốn; người lại không, đây là vấn đề chuyên  môn và nghệ thuật sư phạm. Bảo đảm các yêu cầu về sư phạm là điều rất cần. Công nghệ thông tin, internet có nhiều thể thức truyền đạt kiến thức lịch sử, đó là tiến bộ văn minh nhân loại, như nội dung đại loại như Người kể sử chẳng hạn, nhưng kiến thức sử học, sử luận phải đúng.

Cũng có thể có ý kiến, môn Lịch sử không cần lắm trong nền kinh tế hiện nay, thậm chí khó kiếm tiền, qua thực tế tôi thấy rằng, nhiều người thành đạt không liên quan đến môn Lịch sử lại có kiến thức rộng về sử học. Một người không có kiến thức về sử cơ bản của dân tộc, như việc cày xong thửa ruộng, buông cày. Đối với người Việt Nam, nói đến sử dân tộc là chuyện thiêng liêng.

Vấn đề có tính lý luận nữa là nhận thức quá khứ phải phù hợp với hiện tại, việc này hết sức nhạy cảm. Ở đây đặt thêm yêu cầu là người soạn thảo chương trình phải có đủ năng lực. Xung quanh vấn đề này cần sự vận động theo hướng tích cực hun đúc tinh thần yêu nước qua việc học sử, từ chủ trương, soạn thảo, truyền đạt đến tiếp nhận. không chỉ là học sinh mà toàn xã hội, trong đó có gia đình. Một gia đình coi trọng môn Sử, truyền thống thì góp phần hình thành thái độ trọng thị các em đối với môn Sử trong nhà trường và ngược lại.

Phi Châu (ghi)

Tin xem nhiều